Bệnh giang mai là gì ? Kiến thức chung về bệnh các bạn nên biết
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh giang mai là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp đến các bạn những vấn đề liên quan đến bệnh giang mai như: Nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hại. Cách chữa và địa chỉ chữa bệnh giang mai. Hãy cùng theo dõi nhé các bạn!
Bệnh giang mai là gì ?
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Do Treponema pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Bệnh nếu không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
Trong những năm gần đây. Bệnh giang mai đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Đặc biệt là những nước nhiệt đới và các nước đang phát triển. Trong đó có cả Việt Nam. Nguyên nhân giải thích cho điều này chính là do quan hệ tình dục bừa bãi. Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm. Cũng như quan hệ đồng tính,…
Những đối tượng mắc bệnh giang mai
Giang mai là bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua hình thức quan hệ tình dục. Vì thế, đối tượng dễ mắc bệnh đầu tiên là nam giới, nữ giới có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn như: Gái mại dâm ; nam giới có quan hệ đồng tính.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai, có thể truyền nhiễm bệnh sang cho trẻ nhỏ . Vì thế, trẻ nhỏ cũng là đối tượng bị mắc xoắn khuẩn giang mai.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra, thường được truyền qua đường tình dục. Trong trường hợp rất hiếm, vi khuẩn có thể được lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da sau khi chạm trúng vết lở loét của người bị nhiễm bệnh.
Lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền chính của bệnh. Bất cứ hình thức quan hệ nào như: Quan hệ qua đường tình dục; quan hệ qua đường miệng, quan hệ qua đường hậu môn,….Đều có nguy cơ bị mắc bệnh như nhau. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, có thể làm giảm nguy cơ. Nhưng không ngăn chặn hoàn toàn được khả năng lây nhiễm của bệnh giang mai.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai . Xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công trực tiếp vào nhau thai để lây nhiễm vào thai nhi. Khiến thai nhi bị mắc giang mai bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ . Thường sự lây nhiễm này sẽ diễn ra khi người mẹ bị nhiễm giang mai giai đoạn đầu.
Lây truyền qua đường máu
Trong thời gian ủ bệnh. Nếu người bị bệnh sử dụng các hình thức như tiêm chích, hoặc truyền máu cho người khác,… Thì đều có thể truyền xoắn khuẩn giang sang cho người khác.
Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp với nguồn bệnh
Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua hình thức tiếp xúc gián tiếp như ôm, hôn. Hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị mắc bệnh như: Quần áo, bàn chải đánh răng,…Đây đều là những vật dụng rất dễ chứa dịch, máu, mủ của người bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Các chuyên gia cho biết: Biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện và biến mất theo từng giai đoạn phát triển của bệnh . Vì thế, các biểu hiện (triệu chứng) của bệnh không dễ để nhận biết. Đặc biệt, một số triệu chứng của bệnh giang mai còn giống với triệu chứng của các bệnh như: viêm da, sốt , hoặc nhiễm trùng …thông thường khác. Cho nên người bệnh khó phát hiện ra bệnh.
Thực tế, bệnh giang mai được chia ra làm 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau.
Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu
Dấu hiệu bệnh giang mai xảy ra từ 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Người bệnh sẽ xuất hiện các vết lở loét giống với bệnh hạ cam.
Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, dương vật, đầu dương vật,….Nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn). Nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành sau khi bị viêm loét từ 1 đến 5 tuần.
Biểu hiện của xoắn khuẩn giang mai giai đoạn 2
Đây là thời kỳ người bệnh bị nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào khắp lục phủ ngũ tạng của người bệnh. Gây ra những tổn thương và các triệu chứng toàn thân như: sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban (trên bộ phận sinh dục. Hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ), và mệt mỏi. Thường các triệu chứng này xuất hiện trong khoảng từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.
Giai đoạn này các biểu hiện của bệnh thường diễn ra theo hình thức ngầm. Vì thế nó có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng.
Giang mai giai đoạn 3
Giai đoạn này hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh . Thường xảy ra khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn này bao gồm: Khó phối hợp các cơ, tê liệt, mù mắt, mất trí nhớ. Thậm chí tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, và vấn đề thăng bằng.
Một số người có thể không gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh giang mai ở giai đoạn 2 hoặc 3.
Tác hại của bệnh giang mai
Giang mai nếu không được điều trị sớm, điều trị đúng phương pháp. Bệnh sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể bao gồm: Tim, não, mắt, xương, hệ thần kinh và hệ xương khớp như:Đối với giang mai thần kinh.
Giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh thường bắt gặp ở trẻ nhỏ . Phần lớn trẻ bị mắc giang mai bẩm sinh, giai đoạn đầu sẽ bị co giật, bị điếc. Hoặc bị một số dị tật về thể chất . Ở giai đoạn cuối, giang mai gây phát ban, gan to, xương bất thường, thiếu máu, vàng da….. Thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ .
Củ giang mai
Thông thường, củ giang mai tiến triển không lành tính. Củ giang mai phát triển ở đâu sẽ phá hủy các cơ quan tại đó. Nếu người bệnh bị củ giang mai ở xương, sẽ khiến xương của người bệnh bị đau . Đồng thời còn gây viêm nhiễm xương khớp mãn tính.
Nếu người bệnh bị củ giang mai ở khu vực nội tạng. Các chức năng nội tạng của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguy hại hơn, củ giang mai còn phá hủy nội tạng của người bệnh.
Giang mai tim mạch
Giang mai ở khu vực tim mạch. Các mạch máu dẫn ra khỏi tim (động mạch chủ ) bị ảnh hưởng nghiêm trọng . Giang mai tim mạch làm cho động mạch chủ bị viêm. Khiến động mạch chủ bị suy yếu và chuyển thành chứng phình mạch.
Phình mạch có thể gây vỡ mạch, hoặc gây tử vong bất cứ lúc nào cho người bệnh. Khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa.
Có nhiều trường hợp, phình mạch không bị vỡ ra. Nhưng lượng máu từ van tim cung cấp cho tim bị suy giảm. Khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị suy tim.
Xoắn khuẩn giang mai thần kinh
Xoắn khuẩn giang mai thần kinh sẽ khiến não và tủy sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Người bệnh dễ bị viêm màng não, viêm mạch máu não, tổn thương thoái hóa ở não. Khiến cơ thể của người bệnh bị suy nhược, trầm cảm, bị rối loạn ý thức từng thời kỳ, …
Cách chữa bệnh giang mai
Giang mai là bệnh xã hội mà đến nay y học vẫn chưa tìm ra được thuốc để tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai một cách triệt để ,
Hiện nay, bệnh giang mai được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu. Bao gồm thuốc uống và thuốc bôi .
Thường, bệnh nhân bị giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn thứ 2. Sẽ được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm với 1 liệu trình duy nhất.
Ở giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Bác sĩ điều trị phải dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày. Mục đích là giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những tổn thương do bệnh giang mai gây ra. Tuy nhiên, giang mai giai đoạn cuối. Các tổn thương giang mai gây ra trước đó thường khó cứu vãn được.
Thông thường, sau khi điều trị bệnh giang mai được khoảng 3 tháng. Người bệnh cần phải đi xét nghiệm và kiểm tra liên tục 6 tháng / lần . Nên kiểm tra thường xuyên và liên tục trong 2-3 năm để xem xoắn khuẩn giang mai đã bị khống chế hoàn toàn hay chưa. Nếu chưa, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác.
Bài viết trên đây là sự tổng hợp các vấn đề liên quan đến “bệnh giang mai là gì?”. Hi vọng qua đây, các bạn đã có kiến thức trong việc phòng tránh bệnh . Cũng như phát hiện sớm ra bệnh, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra .
Có Thể Bạn Quan Tâm